Bị gãy Tay hoặc gãy Chân có đi XKLD Nhật được không?

Bị gãy tay - gãy chân có đi xuất khẩu lao động được không-

Xu hướng hiện tại của người lao động Việt Nam đang là đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Tuy nhiên, đi Nhật lao động phải đáp ứng nhiều điều kiện về sức khỏe. Vậy bị gãy tay có đi Nhật được không? bị gãy chân có đi Nhật được không? Cùng nhanlucnhatban tìm hiểu thôi nào!

Bị gãy tay gãy chân có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Gãy tay và gãy chân là tình trạng xương bị gãy. Gãy tay / gãy chân bao gồm 4 loại chính: di lệch, không di lệch, hở và kín. Ở mỗi kiểu gãy xương người bệnh gặp phải tình trạng khác nhau. Ví dụ: gãy xương kín là trường hợp không vết thủng hay trên da có vết hở.

Gãy tay gãy chân thương có một số triệu chứng cụ thể:

  • Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương;
  • Bầm tím;
  • Biến dạng cánh tay hoặc chân;
  • Đau ở vùng bị thương, đau tăng lên khi di chuyển vùng này hoặc có áp lực đè lên;
  • Mất chức năng vùng bị thương;
  • Trong gãy xương hở, xương nhô ra khỏi da.
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Gãy tay gãy chân ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được chữa trị và xử lý tốt, sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị gãy tay gãy chân nên làm gì?

Khi nghi ngờ bị gãy tay gãy chân người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị gãy tay gãy chân tùy thuộc vào tình trạng gãy. Bao gồm:

  • Băng bột cố định
  • Nẹp cố định
  • Kéo liên tục
  • Cố định ngoài
  • Mổ hở và cố định trong

Bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Đặc biệt là chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin, cũng như hạn chế vận động mạnh và đi lại.

Bị gãy tay gãy chân có đi Nhật được không?

Trong 13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì có 1 nhóm thuộc về cơ xương khớp. Và nhóm bệnh cơ xương khớp này gồm có:

Loãng xương nặng Viêm khớp dạng thấp
Viêm cột sống dính khớp Viêm xương
Thoái hóa cột sống giai đoạn 3 Cụt chi

Theo như nhóm trên thì người bị gãy chân hoặc gãy tay vẫn có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bình thường.

Trường hợp người lao động mới bị gãy tay hoặc gãy chân thì nên lưu ý, trước khi tham gia thi tuyển đơn hàng đi Nhật sẽ phải đi khám sức khỏe tổng quát, tại đây bác sĩ sẽ đánh giá xem bạn có đủ sức khỏe để tham gia hay không.

Đối với những người đã từng bị gãy tay hay gãy chân sẽ được kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm cho thấy người lao động phục hồi tốt không để lại di chứng vẫn có thể sang Nhật làm việc. Ngược lại ở những người đã phục hồi lại nhưng chưa hoàn toàn, để lại di chứng thì không được đi.

Để được tư vấn cụ thể hơn về Đơn hàng, chi phí, điều kiện. Hãy điền SỐ ĐIỆN THOẠI để chúng tôi gọi lại:

Lời khuyên: người bị gãy tay, gãy chân nên đợi tối thiểu nửa năm nếu muốn tham đơn hàng xây dựng Nhật Bản.

Bị gãy tay gãy chân có đi Nhật được không? Như vậy chúng ta vừa tìm được câu trả lời. Đối với người đã từng bị gãy tay gãy chân cơ hội đi Nhật của họ vẫn còn nếu được chữa trị kịp thời và phục hồi tốt.

>>Xem thêm: XKLD Nhật Bản 2020 Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?

Click số sao để đánh giá chất lượng bài viết!

Chất lượng bài viết / 5. Số lượt vote:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí

Để được tư vấn cụ thể hơn về đơn hàng, chi phí, điều kiện,… Hãy điền số điện thoại vào ô bên dưới để chúng tôi gọi lại.

Bạn đã đăng ký thành công

Trong lúc chờ chúng tôi gọi lại hỗ trợ, bạn có thể đọc tiếp tục đọc các bài viết khác để tìm hiểu thêm thông tin nhé!